Penalty là gì? Luật đá Penalty trong Bóng Đá như thế nào?

Penalty là một khái niệm đã khá quen thuộc với các fan hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới. Tuy nhiên sự thật thì không phải ai cũng nắm rõ luật đá penalty trong bóng đá. Vậy penalty là gì? Luật đá penalty quy định thế nào? Khi nào sút phạt đền penalty? Cách đá penalty thế nào? Hãy cùng SportX tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Penalty là gì?

Penalty hay còn gọi là đá phạt 11 mét hay phạt đền, là một kiểu đá phạt trong bóng đá. Vị trí của quả đá phạt này là 11 mét tính từ khung thành và thủ môn của đội bị phạt.

Cú đá phạt Penalty chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ đội tấn công (người sút phạt đền) và thủ môn đội phòng ngự. Do khoảng cách sút rất gần và kích thước khung thành rất lớn nên quả phạt penalty là một cơ hội rất lớn để ghi được bàn thắng.

penalty
Quả phạt Penalty là gì?

Chính vì vậy khi thực hiện sút penalty thì cầu thủ thực hiện thường chịu áp lực tập lý phải ghi bàn rất lớn. Điều đó lí giải tại sao các ngôi sao hàng đầu thế giới như Messi lại hay bị “miss pen” (phải chịu áp lực quá lớn).

Đối với quả phạt penalty thì nhiều khi một cầu thủ vô danh hoàn toàn có thể ghi bàn được vào lưới của thủ môn hàng đầu thế giới. Để thực hiện cú đá phạt penalty tốt thì đòi hỏi cầu thủ thực hiện phải có tâm lý vững vàng, tự tin.

Luật đá penalty mới nhất

– Đội bóng có cầu thủ phạm một trong những lỗi phạt trực tiếp nếu vị trí phạm lỗi trong khi phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc sẽ bị phạt quả phạt đền.

– Từ quả phạt đền, bóng được đá trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi, bàn thắng được công nhận.

– Khi có quả phạt đền ở phút cuối của mỗi hiệp chính, hiệp phụ, phải bù thêm thời gian để thực hiện xong quả phạt đền.

penalty
Luật đá penalty quy định trong luật bóng đá

1. Vị trí đặt bóng và cầu thủ

a. Bóng được đặt tại điểm phạt đền thứ nhất.

b. Cầu thủ đá quả phạt đền phải được thông báo rõ ràng.

c. Thủ môn đội bị phạt:

Đứng trên đường cầu môn giữa 2 cột dọc, mặt đối diện với cầu thủ đá phạt cho đến khi bóng được đá vào cuộc.

d. Các cầu thủ khác:

– Đứng trong sân, ngoài khu phạt đền.

– Phía sau điểm phạt đền.

– Cách xa điểm phạt tối thiểu 5m.

2. Trình tự thực hiện quả phạt

– Cầu thủ đá phạt phải đá bóng về phía trước.

– Không được chạm bóng tiếp lần thứ 2 khi chưa có cầu thủ nào chạm bóng.

– Bóng vào cuộc sau khi được đá và di chuyển về phía trước.

Khi quả phạt đền được thực hiện trong 2 hiệp chính, hiệp phụ, trong thời gian bù thêm để thực hiện xong quả phạt đền hoặc khi thực hiện lại quả  phạt đền. Bàn thắng được công nhận nếu trước khi vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà ngang, bóng có chạm các cột dọc, xà ngang hoặc người thủ môn.

3. Những vi phạm và xử phạt

a. Cầu thủ đội phạm lỗi vi phạm:

– Thực hiện lại quả phạt nếu bóng không vào cầu môn.

– Công nhận bàn thắng nếu bóng vào cầu môn.

b. Đồng đội của cầu thủ đá phạt phạm lỗi:

– Bóng vào cầu môn, đá lại quả phạt.

– Bóng không vào cầu môn, không đá lại quả phạt.

c. Cầu thủ đá phạt phạm lỗi sau khi bóng được đá vào cuộc:

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp.

Luật phạt đền penalty được quy định trong điều 15 của bộ luật bóng đá (17 điều).

Tình huống nào bị thổi penalty?

Với sự can thiệp của công nghệ VAR thì bóng đá hiện đại ngày nay có rất nhiều quả phạt penalty. Dưới đây là một số tình huống cơ bản có thể dẫn đến đá Penalty 

  • Cầu thủ ngáng hoặc tìm cách cản trở đối phương.
  • Cầu thủ đá hoặc cố tình tìm cách đá đối phương.
  • Cầu thủ nhảy vào người đối phương.
  • Cầu thủ đánh hoặc cố ý tìm cách đánh đối phương.
  • Cầu thủ nhổ nước bọt vào đối phương.
  • Cầu thủ chèn ép đối phương.
  • Cầu thủ xoạc vào người đối phương.
  • Cầu thủ đẩy hoặc lôi kéo người đối phương.
  • Cầu thủ có hành vi cố tình chơi bóng bằng tay (Trừ thủ môn được dùng tay bắt bóng trong khu phạt đền của đội mình).
penalty
Tình huống phạt penalty trong bóng đá

Quy định khi thực hiện đá penalty

Mặc dù quả đá phạt penalty thường được thực hiện rất đơn giản nhưng vẫn có những quy định rõ ràng. Dưới đây là các quy định khi đá penalty các bạn nên tham khảo để thực hiện đá penalty đúng luật:

  • Cầu thủ thực hiện penalty phải có mặt trong danh sách ra sân của đội bóng và được trọng tài xác nhận.
  • Quả đá phạt sẽ được thực hiện tại vị trí cách khung thành 11m.
  • Ngoài cầu thủ thực hiện quả penalty, các cầu thủ còn lại phải đứng ngoài vùng cấm địa.
  • Vị trí của thủ môn cản phá trái penalty phải được quy định trên vạch vôi ở cầu môn. Mặt thủ môn hướng về phía trái bóng. Thủ môn chỉ được di chuyển khi bóng được đá ra, nếu thủ môn di chuyển trước khi cầu thủ sút bóng, phải thực hiện lại pha penalty đó.
  • Đá phạt chỉ được thực hiện sau khi tiếng còi của trọng tài được đưa ra. Bàn thắng sẽ được công nhận khi quả bóng đã lăn qua vạch vôi trước khung thành.
  • Cầu thủ đá phạt đền không thể chạm bóng lần 2 trước khi bóng chạm vào 1 cầu thủ khác.
  • Trường hợp bàn thắng không được công nhận trận đấu sẽ được tiếp tục như bình thường.
penalty
Thực hiện sút penalty

Cách đá bóng penalty

Mặc dù quả phạt penalty thường được thực hiện trực tiếp bởi một cầu thủ được chọn. Tuy nhiên theo luật bóng đá thì cầu thủ thực hiện quả đá phạt penalty vẫn có thể phối hợp với đồng đội. Như vậy sẽ có 2 cách thực hiện penalty dưới đây:

1. Cách đá penalty thông thường

Quả bóng sẽ được đặt tại điểm cách khung thành 11m, điểm này cách đều 2 cột dọc. Tất cả cầu thủ phải đứng cách chấm phạt đền tối thiểu 9,15m.

Cầu thủ thực hiện có thể là mọi cầu thủ trong đội bóng được hưởng quả phạt chứ không chỉ riêng cầu thủ bị phạm lỗi và phải được trọng tài xác nhận. Thủ môn phải giữ vị trí giữa 2 cọc khung thành trên vạch vôi, quay mặt vào trái bóng cho tới khi trái bóng được đá và chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang.

penalty
Đá penalty trực tiếp

Theo Luật Bóng đá hiện nay, nếu thủ môn di chuyển về phía trước trước khi bóng được đá, cú đá sẽ được thực hiện lại nếu bàn thắng chưa được ghi.

Một quả phạt đền sẽ được thực hiện sau tiếng còi của trọng tài và được tính thành bàn thắng khi quả bóng lăn qua vạch vôi trước khung thành. Bóng nhập cuộc khi được đá và di chuyển, tại thời điểm này, các cầu thủ khác có thể nhập vòng cấm và tiếp tục chơi như bình thường.

Hầu hết các trường hợp đá Penalty, sau khi thực hiện cú đá phạt thì bàn thắng đã được ghi, bóng đã đi hết đường biên ngang hoặc thủ môn đã khống chế được bóng.

Xem thêm: Cách sút bóng mạnh, chính xác | Hướng dẫn kỹ thuật chi tiết

2. Đá penalty phối hợp

Ngoài cách thực hiện đá penalty thông thường thì hai cầu thủ cũng có thể phối hợp để thực hiện đá phạt đền, theo đó cầu thủ thứ nhất thay vì đá thẳng vào khung thành chỉ đẩy nhẹ bóng về phía trước và cầu thủ thứ 2 có thể chạy vào đá tiếp để ghi bàn.

Giống các cầu thủ khác, cầu thủ thứ 2 vẫn phải đứng cách khung thành 9,15m. Chiến thuật này phụ thuộc vào yếu tố ngạc nhiên để cầu thủ thứ 2 có thể đá được bóng trước các cầu thủ của đội phòng ngự.

Đá penalty phối hợp được ghi nhận lần đầu tiên được thực hiện bởi Jimmy McIlroy và Danny Blanchflower của đội Northern Ireland đấu với Bồ Đào Nha vào ngày 1 tháng Năm năm 1957.

Bóng đá hiện đại thường thực hiện đá phạt penalty trực tiếp vì hiệu quả hơn so với phối hợp

Tổng hợp bởi: SportX.vn – Tham khảo: Wikipedia

5/5 - (2 bình chọn)
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
Tư vấn: Zalo 0986.048.298
Tư vấn qua Zalo
Gọi ngay