Khi sử dụng giày đá banh mà chưa quen giày, giày chưa mềm ra thì bạn rất dễ bị phồng rộp bàn chân, xước gót chân. Vậy tại sao lại bị phồng rộp, xước gót chân khi đá bóng? Có cách nào để phòng tránh và chữa để nhanh khỏi không? Hãy cùng SportX tìm hiểu kỹ trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân phồng rộp, xước gót chân khi đá bóng
Phồng rộp bàn chân là một vấn đề rất thường gặp khi mang giày thể thao, giày đá bóng. Nguyên nhân của phồng rộp là do phần da bàn chân do bị ma sát cường độ cao, trong một thời gian dài khi mang giày.
Khi phần da bị tổn thương do ma sát quá mạnh thì sẽ xuất hiện vết phồng để phục hồi vết thương (giống như bỏng bô xe máy).
Nguyên nhân phồng rộp
Khi sử dụng giày thể thao nếu giày quá ôm chân, bó chân hoặc vận động với cường độ quá mạnh và thời gian dài thì đều có thể bị phồng rộp bàn chân. Bởi vì giày đá bóng thường có thiết kế rất ôm chân, bó chân (đặc biệt là 2 bên bàn chân và gót chân) nên thường bị phồng rộp nhất khi sử dụng.
Như vậy nguyên nhân gây phồng rộp bàn chân là do da bàn chân chưa quen với giày. Do chúng ta mang giày và hoạt động với cường độ quá cao, trong thời gian dài khi giày còn đang mới (giày mới da chưa được làm mềm và form vẫn còn bó).
Trong mọi trường hợp thì không nên đổ lỗi nguyên nhân bị phồng rộp cho đôi giày của bạn. Nguyên nhân là do cách sử dụng không hợp lý chứ hoàn toàn không phải do giày.
Nguyên nhân xước gót chân, bàn chân
Sau khi bị phồng rộp bàn chân thì lớp da có liên kết rất yếu, dễ bị tổn thương do các vận động mạnh, cường độ cao. Khi da bàn chân của bạn bắt đầu có dấu hiệu bị tổn thương mà bạn không để ý, tiếp tục vận động với cường độ cao thì sẽ bị rách da, xước gót chân, bàn chân.
Như vậy bị xước gót chân, rách da bàn chân là nghiêm trọng hơn so với vết phồng rộp. Phần da bền ngoài bị bong ra nên sẽ gây đau rát nhiều khi chạm vào vết thương.
4 Cách phòng tránh phồng rộp khi chơi bóng đá
Như #SportX đã phân tích, bị phồng rộp bàn chân có nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng giày không đúng cách. Chính vì vậy nếu bạn sử dụng đúng cách thì sẽ phòng tránh bị phồng rộp khi chơi bóng đá, chơi thể thao rất hiệu quả.
Bị phồng rộp bàn chân chỉ bị khi bàn chân của bạn chưa quen với giày, giày chưa được làm mềm ra. Sau khi sử dụng một thời gian thì bạn sẽ không bị lo lắng bị phồng rộp bàn chân nữa. Dưới đây là các cách phòng tránh phồng rộp bàn chân:
1. Chọn size giày vừa vặn
Để tránh bị phồng rộp bàn chân thì đầu tiên bạn phải chọn một đôi giày có form và size phù hợp. Với giày đá bóng thì hãy chọn đôi giày ít bị thừa mũi (thừa tối đa 0.5cm) nhưng bề ngang 2 bên cũng không quá chật, quá đau.
2. Break in giày đúng cách
Trường hợp bạn cảm thấy chật và đau 2 bên bàn chân, gót chân nhưng mũi đã vừa rồi thì hãy thực hiện Break in giày một cách kỹ càng. Các bước Break in giày là cực kỳ quan trọng để tránh bị phồng rộp bàn chân khi đá bóng.
3. Không vội vàng khi sử dụng giày bóng đá mới
Khi sử dụng một đôi giày đá banh mới thì không nên quá vội vàng mà hãy làm quen từ từ. Trong những trận đầu hãy mang thêm một đôi giày sơ cua để thay thế khi bàn chân có dấu hiệu bỏng rát.
Nếu có dấu hiệu bỏng rát 2 bên bàn chân thì hãy cởi giày và kiểm tra bàn chân sau mỗi 15 phút. Tốt nhất khi mang giày bóng đá mới và cảm thấy bị kích chân, bó chân thì hãy kiểm tra liên tục sẽ tốt hơn.
Khi kiểm tra bàn chân mà bạn thấy bàn chân bị tấy đỏ, đau thì đó là dấu hiệu sớm của phồng rộp. Với các bạn có “da mềm, dễ tổn thương” thì khả năng bị phồng rộp sẽ cao hơn.
4. Bôi kem làm mềm da
Khi sử dụng giày bóng đá mới, giày đá banh bị chật thì việc bôi các loại kèm làm mềm da nhu Vaseline, Gót Sen vào phần da dễ bị tổn thương sẽ rất tốt. Sử dụng loại kem này sẽ giúp lớp da có thêm độ ẩm, mềm hơn nên hạn chế bị tổn thương khi ma sát nhiều.
Lưu ý: Nếu như bàn chân của bạn rất dễ bị tổn thường thì nên áp dụng đồng thời các cách phòng tránh phồng rộp bàn chân thì sẽ hiệu quả hơn.
Cách chữa phồng rộp nhanh khỏi
Nếu như bạn không cẩn thận và khiến bàn chân mình đã bị phồng rộp, rách da, xước gót chân thì cần xử lý đúng cách. Việc xử lý, điều trị vết phồng rộp đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn.
1. Phát hiện sớm vết phồng rộp
Việc phát hiện phồng rộp bàn chân càng muộn thì càng khiến vết phồng rộp nghiêm trọng. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng giày bóng đá và cảm thấy đau chân thì bạn nên kiểm tra da bàn chân càng sớm càng tốt nhé.
Việc phát hiện sớm vết phồng rộp sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và nhanh khỏi hơn rất nhiều.
2. Tránh tiếp tục tổn thương vết phồng rộp
Khi đã phát hiện chân mình đã bị tổn thương, đau rát, tấy đỏ thì bạn không nên tiếp tục mang những đôi giày chật. Nếu vết thương mới bị nhẹ thì bạn vẫn có thể tiếp tục trận đấu bóng đá với đôi giày sơ cua hoặc chân trần.
Tuy nhiên nếu vết thương đã phồng rộp hoặc bị rách da, xước da ra rồi thì bạn không nên mang giày nữa hoặc tốt nhất là nên nghỉ thi đấu. Vết thương đã bị rách da dễ gây nhiễm trùng, thậm chí bị loét mạnh hơn khi tiếp tục bị ma sát với giày.
3. Điều trị vết phồng rộp
Quá trình điều trị vết phồng rộp sẽ tùy thuộc vào độ nghiêm trọng vết phồng rộp của bạn. Dưới đây là hướng dẫn xử lý vết phồng rộp giúp nhanh lành chi tiết.
– Bước 1: Rửa sạch vùng da xung quanh vết phồng rộp.
Ngoài ra, hãy thử dùng thêm thuốc mỡ kháng khuẩn bôi lên vùng da bị phồng rộp.
– Bước 2: Để vết phồng rộp tự lành.
- Nếu vết phồng rộp không làm ảnh hưởng đến việc đi lại hàng ngày của bạn thì nên để nó tự lành.
- Nếu không thể chờ vết phồng rộp đó tự lành hoặc vết phồng rộp dễ bị va quệt thì bạn có thể vỡ nó ra.
– Bước 3: Làm vỡ vết phồng rộp nếu cần.
- Từ từ chọc cây kim đã được khử trùng vào một bên của vết phồng rộp để chất dịch bên trong vết phồng rộp chảy ra ngoài.
- Lưu ý là tuyệt đối không được bóc lớp da bị rộp ra khỏi vết phồng, vì nó có thể làm cho vết phồng của bạn bị nhiễm trùng.
– Bước 4: Sát trùng vùng da bị phồng rộp.
- Bôi một ít thuốc sát trùng povidone-iodine lên vùng da bị phồng rộp. Việc này sẽ giúp vết phồng rộp không bị nhiễm trùng khi đã bị chọc vỡ.
– Bước 5: Băng vùng da bị phồng rộp lại.
- Dùng gạc y tế, băng cá nhân, miếng dán hoặc bất kỳ miếng dán bảo vệ nào để băng vết thương lại. Nên sử dụng loại ít dính hoặc chỉ băng một cách nhẹ nhàng vết thương. Điều này sẽ giúp tháo băng dễ dàng hơn mà không làm tổn hại đến lớp da sắp lành phía bên dưới.
– Bước 6: Đợi vết phồng rộp tự lành.
Khi vết thương đã tương đối khô thì hãy tháo miếng băng bảo vệ ra để vết thương có thể tự lành.
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chọn Đinh Giày Đá Bóng phù hợp với từng mặt sân
Nguồn bài viết: SportX.vn – Chuyên giày đá bóng chính hãng