Luật Bóng Đá 5 Người mới 2022 | Theo tiêu chuẩn FIFA, VFF

Để tổ chức các giải đấu bóng đá không chuyên 5 người thì cần biết về luật bóng đá 5 người. Nội dung này sẽ tổng hợp một cách rõ ràng nhất luật bóng đá 5 người mới nhất 2021. Nội dung các điều luật được SportX tham khảo theo tiêu chuẩn của FIFA và VFF.

Thể thức bóng đá 5 người

Bóng đá 5 người là một thể thức thi đấu bóng đá rất phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở Việt Nam, thể thức thi đấu bóng đá 5 người thường được tổ chức trên các mặt sân như sân cỏ tự nhiên, sân cỏ nhân tạo hoặc sân futsal.

Luật bóng đá 5 người 2022

Bóng đá 5 người cũng có hệ thống giải đấu rất chuyên nghiệp (đội tuyển Futsal Việt Nam đã được tham dự Worldcup Futsal 2021). Để giúp tổ chức giải đấu bóng đá 5 người một cách chuyên nghiệp nhất thì cần tuân theo bộ luật bong đá 5 người.

Dưới đây là 18 điều luật bóng đá 5 người chi tiết

Luật 1: Sân thi đấu

1. Kích thước:

Sân có hình chữ nhật với chiều dài từ 25-42m, chiều ngang từ 15-25m.

2. Các đường giới hạn:

Các đường giới hạn phải được kẻ màu dễ nhìn nổi bật với bề rộng là 8cm. Ở đường kẻ ngang giữa sân có điểm chấm gọi là tâm sân, ở đây có vòng tròn giao bóng có bán kính 3m.

3. Phạm vi phạt đền:

Từ biên ngang, lấy chân 2 cột dọc cầu môn làm tâm kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn bán kính 6m, nối điểm cuối của 2 cung 1/4 đường tròn được đoạn thẳng dài 3,16m song song với đường biên ngang và cách biên ngang 6m. Khu vực trong giới hạn này là khu phạt đền và gọi là các đường giới hạn này gọi là đường 6m. Có 2 điểm phạt đền có thể lựa chọn trên sân bóng 5 người.

  • Trên đường 6m và ở giữa đoạn thẳng 3,16m có điểm phạt đền thứ nhất.
  • Trên đường thẳng góc với biên ngang ở vị trí cách biên ngang 10m có một điểm phạt đền thứ hai.

4. Cung đá phạt góc:

Ở giao điểm của biên dọc và biên ngang tại góc sân, kẻ phía trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 25cm. Đây là vị trí đặt bóng khi đá quả phạt góc.

5. Khu vực thay người:

Trên đường biên dọc, mỗi đội bóng có khu vực thay đổi cầu thủ dự bị của đội mình có độ dài 5m, cách đường giới hạn nửa sân 5m. Khi thay người, các cầu thủ phải ra vào trong khu vực này dành cho riêng đội mình.

Xem thêm: Kích thước Sân Bóng Đá 11 người, 7 người tiêu chuẩn IFAB

Luật 2: Bóng

  • Bóng phải hình tròn, chất liệu vỏ ngoài của bóng phải bằng da hoặc chất liệu khác được công nhận.
  • Áp suất của bóng: Từ 400 – 600 gr/cm2 .
  • Chu vi quả bóng tối thiểu là 62cm và tối đa là 64cm. Trọng lượng quả bóng lúc bắt đầu trận đấu không được nặng hơn 440g và nhẹ hơn 400g.
  • Chỉ có trọng tài chính mới có quyền thay đổi bóng trong trận đấu.

Luật 3: Số lượng cầu thủ

  • Mỗi đội có tối đa là 5 cầu thủ trong đó có 1 thủ môn trong sân,
  • Số lượng cầu thủ dự bị tối đa là 7
  • Số lần thay đổi cầu thủ dự bị (kể cả thay thế thủ môn dự bị) trong một trận đấu không hạn chế và tiến hành cả khi bóng trong cuộc hoặc ngoài cuộc. Cầu thủ đã thay ra sân vẫn được quyền vào lại sân.
  • Việc thay cầu thủ dự bị phải được thực hiện đúng trong phạm vi khu vực thay người của đội mình và cầu thủ vào sân phải đợi đồng đội bị thay đã hoàn toàn ra ngoài sân.
  • Cầu thủ muốn thay vị trí của thủ môn phải báo trước trọng tài và việc thay người phải tiến hành vào lúc trận đấu tạm dừng để thay trang phục.

Luật 4: Trang phục cầu thủ

Trong luật bóng đá 5 người mới nhất, trang phục cầu thủ cần đúng quy định:

  • Cầu thủ không được mang vật gì gây nguy hiểm cho đối thủ.
  • Chỉ dùng giầy bằng vải, da mềm hay giầy thể thao đế cao su mềm.
  • Số áo cầu thủ trong đội phải khác nhau, màu áo của 2 đội phải khác mầu nhau và trọng tài.
  • Thủ môn được mặc quần dài và mặc áo có màu dễ phân biệt với các cầu thủ khác và trọng tài.

Luật 5: Trọng tài chính

  • Trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm kể cả trong những lúc trận đấu tạm dừng hoặc khi bóng ngoài cuộc.
  • Ghi nhận mọi sự cố diễn biến trước, trong và sau trận đấu.
  • Có quyền dừng trận đấu vì những sự cố can thiệp của khán giả hay những lý do khác
  • Trọng tài có quyền cảnh cáo cầu thủ nào có hành vi khiếm nhã, truất quyền thi đấu bất kỳ cầu thủ nào phạm lỗi thô bạo, có hành vi bạo lực hoặc dùng lời lẽ thô tục.

Luật 6: Trọng tài thứ 2

Mỗi trận đấu có một trọng tài thứ 2 hoạt động ở phía đối diện với trọng tài chính và có nhiệm vụ sau đây:

  • Trận đấu không có thư ký bấm giờ và trọng tài thứ 3, trọng tài thứ 2 chịu trách nhiệm theo dõi thời gian 2 phút phạt dành cho đội có cầu thủ bị truất quyền thi đấu.
  • Theo dõi việc thay đổi cầu thủ có đúng quy định của Luật này hay không.
  • Theo dõi thời gian hội ý: 1 phút.

Luật 7: Thư ký bấm giờ và trọng tài thứ 3

  • Trong những trận đấu quốc tế  phải có trọng tài thứ 3 hoạt động cùng với thư ký bấm giờ.

Luật 8: Thời gian thi đấu

  • Một trận đấu gồm 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút do thư ký bấm giờ chịu trách nhiệm báo giờ.
  • Trong mỗi hiệp, các đội được quyền hội ý một lần với thời gian 1 phút và cầu thủ phải tập trung ở trong sân.
  • Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp không quá 15 phút.

Luật 9: Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

A. Bắt đầu trận đấu

1. Trước khi trận đấu bắt đầu, việc chọn sân hoặc đá quả giao bóng phải được xác định bằng cách tung đồng tiền. Đội được quyền ưu tiên sẽ chọn sân hoặc đá quả giao bóng trước.

Sau khi trọng tài chính thổi còi để trận đấu bắt đầu, cầu thủ đội được giao bóng đá quả bóng ở điểm trung tâm sân về phía sân đối phương. Các cầu thủ phải đứng trên nửa phần sân của đội mình, các cầu thủ đội không được giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất là 3m. Bóng vào cuộc sau khi được đá và di chuyển. Cầu thủ đá quả giao bóng không được chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm hoặc đá bởi cầu thủ khác.

2. Sau mỗi bàn thắng, trận đấu được tiếp tục bằng quả giao bóng theo quy định nói trên. Đội vừa bị thua được quyền giao bóng.

3. Bắt đầu hiệp 2, hai đội đổi sân và đội không được giao bóng ở hiệp 1 được quyền giao bóng ở hiệp 2.

Cách xử phạt:

1. Khi giao bóng không thực hiện đúng những quy định 1, 2 và 3 sẽ phải giao bóng lại.

Trường hợp cầu thủ giao bóng lại đá bóng lần nữa trước khi bóng chạm hoặc đá bởi cầu thủ khác, thì đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại điểm phạm lỗi. Nếu điểm phạm lỗi nằm trong khu phạt đền thì quả phạt gián tiếp được thực hiện trên vạch 6m, gần nơi phạm lỗi nhất.

Bóng đá từ quả giao bóng trực tiếp vào cầu môn bàn thắng được công nhận.

B. Bắt đầu lại trận đấu

1. Sau lúc tạm dừng trận đấu vì bất kỳ lý do gì không ghi trong Luật và lúc đó bóng chưa vượt khỏi các đường giới hạn, thì trận đấu được tiếp tục bằng quả Sthả bóng chạm đất⬝ do một trong hai trọng tài thực hiện tại điểm bóng dừng. Nếu lúc đó, bóng dừng ở khu phạt đền, thì quả Sthả bóng chạm đât⬝ sẽ được thực hiện trên vạch 6m gần vị trí bóng dừng nhất.

2. Bóng được tính là trong cuộc sau khi chạm mặt sân. Tuy nhiên bóng được thả xuống nếu vượt ra ngoài biên dọc hoặc biên ngang trước khi cầu thủ chạm bóng, trọng tài cho thực hiện lại. Không cầu thủ nào được đá bóng khi bóng chưa chạm mặt sân. Nếu vi phạm trọng tài sẽ thực hiện lại quả Sthả bóng chạm đất⬝.

Luật 10: Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Bóng ngoài cuộc là:

  • Khi bóng đã vượt hẳn khỏi biên dọc hoặc biên ngang dù ở trên sân hay trong không gian.
  • Sau tiếng còi dừng của trọng tài.

Ngoài hai trường hợp trên, bóng được kể là trong cuộc từ lúc bắt đầu trận đấu  cho đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp sau:

  • Bóng bật từ cột dọc, xà ngang của khung cầu môn vào trong sân.
  • Bóng bật vào sân từ trọng tài chính hoặc trọng tài thứ 2 đứng trong sân.

Luật 11: Bàn thắng hợp lệ

Bàn thắng được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt khỏi biên ngang giữa hai cột và dưới xà ngang của cầu môn, trừ:

  • Những trường hợp đặc biệt do Luật quy định.
  • Quả bóng do cầu thủ dùng tay hoặc cánh tay để ném, ôm hoặc đấm vào cầu môn.

Đội ghi điểm bàn thắng hơn là đội thắng. Nếu 2 đội không ghi được bàn thắng hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hoà.

Luật 12: Lỗi và hành vi thiếu đạo đức

1. Trực tiếp sẽ bị phạt quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.

Cầu thủ vi phạm một trong 6 lỗi sau đây:

  • Đá hay ngáng chân đối phương.
  • Nhảy vào người hay chèn đối phương bằng vai
  • Đánh hoặc xô đẩy đối phương;
  • Nhổ nước bọt vào đối phương;
  • Xoạc bóng khi bóng trong hoặc ngoài tầm khống chế của đối phương, trừ thủ môn trong khu phạt đền của đội mình nhưng động tác không được thô bạo.
  • Cố tình dùng tay chơi bóng như: ôm bóng, đấm bóng, ném bóng bằng

2. Gián tiếp

Thủ môn phạm một trong những lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:

  • Nếu sau khi phát bóng, lại nhận bóng trở lại từ cầu thủ đồng đội chuyển về mà bóng chưa vượt qua vạch giữa sân hoặc chưa chạm bởi cầu thủ đối phương.
  • Cầm bóng thuộc phần sân đội mình quá 4 giây.

Luật 13: Những quả phạt

Trong luật bóng đá 5 người có 2 loại quả phạt:

  • Trực tiếp (bàn thắng được công nhận nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương)
  • Gián tiếp(bàn thắng được công nhận nếu trước khi vào cầu môn, bóng đã chạm hoặc được đá bởi một cầu thủ khác).
  • Khi thực hiện quả phạt, các cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng tối thiểu là 5m, trường hợp cầu thủ đối phương xông vào hoặc đứng không đủ cự ly 5m trước khi đá phạt thì trọng tài phải cho thực hiện lại.
  • Bóng phải để chết khi thực hiện quả phạt và cầu thủ vừa đá phạt không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác.
  • Nếu đội đá phạt thực hiện lâu quá 4 giây thì trọng tài cho đội kia được đá quả phạt gián tiếp đó.

Luật 14: Lỗi tổng hợp

  • Những quả phạt lỗi tổng hợp trực tiếp vào cầu môn được công nhận bàn thắng.
  • Trong 5 lỗi tổng hợp đầu của mỗi đội ở mỗi hiệp khi thực hiện quả phạt, đối phương được quyền làm hàng rào đứng cách bóng tối thiểu 5m. Từ lỗi tổng hợp thứ 6 trở đi, đối phương không được quyền làm hàng ràokhi thực hiện quả phạt.
  • Cầu thủ thực hiện quả phạt phải đá bóng với ý đồ ghi bàn chứ không được phép chuyển bóng cho cầu thủ khác.
  • Nếu trận đấu phải đá thêm 2  hiệp phụ, thì những lỗi tổng hợp của hiệp 2 vẫn còn giá trị trong 2 hiệp phụ.

Luật 15: Phạt đền

Khi có quả phạt đền ở phút cuối của mỗi hiệp chính, hiệp phụ, phải bù thêm thời gian để thực hiện xong quả phạt đền.

  • Vị trí đặt bóng tại điểm phạt đền thứ nhất và ai sút phải được thông báo.
  • Thủ môn đội bị phạt phải đứng trên đường cầu môn giữa 2 cột dọc, mặt đối diện với cầu thủ đá phạt. Các cầu thủ khác thì đứng ngoài khu phạt đền và phía sau điểm phạt đền cách tối thiểu 5m.

Luật 16: Đá biên

Khi bóng hết biên dọc mà trúng cầu thủ của đội này thì đội không chạm bóng cuối cùng được đá biên về bất kỳ hướng nào. Lúc thực hiện, cầu thủ có thể giẫm một phần chân lên đường biên dọc hoặc đứng hẳn ngoài sân. Bóng phải đứng yên trên đường biên dọc và được coi là trong cuộc ngay khi được đá rời chân.

  • Cầu thủ đá biên không được chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm hoặc được đá bởi cầu thủ khác, vi phạm sẽ bị phạt quả gián tiếp tại nơi phạm lỗi
  • Các cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng tối thiểu 5m.
  • Đá biên trực tiếp vào cầu môn sẽ không được công nhận là bàn thắng.

Luật 17: Quả ném phát bóng

Nếu bóng trúng đối phương hết biên ngang thì thủ môn có thể dùng tay ném phát bóng trực tiếp sang sân đối phương. Các cầu thủ đội đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền khi thủ môn ném phát bóng.

  • Bóng ném trực tiếp vào cầu môn đối phương thì không được công nhận.
  • Nếu thủ môn sau đã phát bóng ra ngoài khu vực phạt đền mà lại chạm bóng lần 2 trước khi một cầu thủ khác chạm bóng thì đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại chỗ phạm lỗi.
  • Thủ môn phát bóng xong mà nhận lại bóng từ đồng đội chuyển về thì đối thủ được phạt gián tiếp trên vạch 6m gần chỗ phạm lỗi nhất.

Luật 18: Quả phạt góc

Khi bóng hết biên ngang mà trúng cầu thủ đối phương thì đội còn lại sẽ được đá phạt góc. Khi đá góc phải đặt bóng đúng trong cung phạt góc, cầu thủ đội phòng ngự phải đứng cách  bóng 5m cho đến khi đối phương đá góc.

  • Nếu cầu thủ thực hiện đá góc chạm bóng 2 lần thì cho đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại chỗ.
  • Khi đá góc không được quả 4 giây khi bóng đã được đặt xuống vị trí đá góc.

Xem thêm: FIFA là gì? Tìm hiểu về liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA

Tham khảo: Wikipedia

5/5 - (2 bình chọn)
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
Tư vấn: Zalo 0986.048.298
Tư vấn qua Zalo
Gọi ngay