Bóng đá chuyên nghiệp trên sân 11 người ngày nay được phát triển với rất nhiều chiến thuật khác nhau. Trong các đội hình đó sẽ có các vị trí chơi bóng với tên gọi và vai trò khác nhau. Nội dung này hãy cùng SportX tìm hiểu về các vị trí trong bóng đá, vai trò, nhiệm vụ chi tiết của từng vị trí trên sân cỏ nhé.
Các vị trí trong bóng đá 11 người
Bóng đá chuyên nghiệp trên sân 11 người được phân hóa rất rõ ràng theo các vị trí cụ thể tuyến khác nhau. Trong đó ngoài thủ môn là vị trí đặc thù thì sẽ có các vị trí thuộc hàng hậu vệ, hàng tiền vệ và hàng tiền đạo.
Tùy thuộc vào đội hình, chiến thuật được triển khai mà các huấn luyện viên sẽ sắp xếp các vị trí khác nhau trên sân. Theo thống kê thì có tới hơn 30 vị trí trên sân cỏ 11 người với các khu vực hoạt động hoặc nhiệm vụ, vai trò khác nhau.
Các biến thể vị trí được phát triển nhiều như vậy để đáp ứng nhu cầu triển khai các chiến thuật khác nhau. Tuy nhiên các biến thể vị trí trên được phát triển từ các vị trí cơ bản trong bóng đá chuyên nghiệp.
Dưới đây là các vị trí cơ bản trong bóng đá chuyên nghiệp 11 người.
Vị trí thủ môn
Thủ môn hay thủ thành (ký hiệu GK – tiếng Anh Goalkeeper).
– Vị trí: Thủ môn là cầu thủ chơi ở vị trí thấp nhất nằm sau hàng hậu vệ (trước khung thành).
– Nhiệm vụ: Vai trò chính của thủ môn là bảo vệ khung thành đội nhà, ngăn cản đối phương ghi bàn.
– Đặc điểm riêng: Thủ môn là vị trí rất quan trọng và bắt buộc phải có trong đội hình (không được phép thi đấu nếu không có thủ môn). Nếu thủ môn bị chấn thương, rời sân do thẻ phạt thì cần một cầu thủ trên sân mặc áo thủ môn để thi đấu hoặc thay người nếu còn thủ môn dự bị.
Thủ môn là cầu thủ duy nhất được sử dụng bàn tay, cánh tay để thi đấu trong vòng cấm địa. Thủ môn thường mặc áo khác màu với các cầu thủ đội nhà, đội đối phương và cả trọng tài để dễ phân biệt trên sân.
Thủ môn không được bắt bóng khi cầu thủ trong đội chuyền bóng về bằng chân. Khi ra khỏi vòng cấm địa thì thủ môn không được sử dụng tay để thi đấu mà chỉ được chơi bóng như các vị trí khác.
Vị trí hậu vệ
Hậu vệ (ký hiệu DF – tiếng Anh Defender) là tên gọi chung cho các vị trí thi đấu ở hàng hậu vệ. Hàng hậu vệ sẽ có 4 vị trí hậu vệ chính với đặc điểm, vai trò chơi bóng khác nhau đó là: Trung vệ, Hậu vệ quét, Hậu vệ cánh, Hậu vệ cánh tấn công.
– Vị trí: Hậu vệ chơi ở vị trí dưới hàng tiền vệ, trước thủ môn của đội.
– Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của hậu vệ là ngăn cản đối phương ghi bàn. Ngoài ra hậu vệ cũng sẽ hỗ trợ thủ môn, tiền vệ để kiểm soát, thu hồi bóng và có thể lên tham gia tấn công trong những tình huống cố định.
1. Trung vệ
Trung vệ hay hậu vệ trung tâm (ký hiệu CB – tiếng Anh: Center Back).
– Vị trí: Trung vệ sẽ chơi ở vị trí trung tâm trước thủ môn, dưới hàng tiền vệ của đội nhà.
– Nhiệm vụ: Vai trò quan trọng nhất của Trung vệ là ngăn chặn khi đối phương tấn công. Ngăn chặn các cầu thủ tấn công của đối phương sút bóng, ghi bàn. Cố gắng phá bóng để đưa bóng ra khỏi vòng cấm địa của đội nhà.
– Yêu cầu: Trong đội hình 11 người thì mỗi đội sẽ có chỉ có 2 trung vệ (gọi là cặp trung vệ).
Trung vệ thường là vị trí yêu cầu thể hình cao to để tăng khả năng tranh chấp cũng như có lợi thế trong những pha bóng bổng. Tuy nhiên các trung vệ có thể hình nhỏ bé nhưng có tốc độ khả năng đọc tình huống thì cũng có thể chơi tốt vị trí này.
Các trung vệ thường phải đối đấu với những tiền đạo tốc độ nên họ sẽ phải đọc tình huống tốt, áp sát, theo kèm sau đó tìm cơ hội để cướp bóng hoặc phá bóng.
Do có thể hình cao to nên các trung vệ thường có lợi thế khi tham gia các pha bóng cố định như phạt góc, đá phạt gần vòng cấm địa. Khi họ lên tham gia tấn công thì các hậu vệ cánh với tốc độ tốt sẽ tạm thời thay họ làm vị trí phòng thủ, đánh chặn, ngăn cản phản công.
2. Hậu vệ quét
Hậu vệ quét (ký hiệu SW – tiếng Anh: Sweeper).
– Vị trí: Hậu vệ quét thương được chơi trong sơ đồ 3 hoặc 5 hậu vệ. Hậu vệ quét sẽ chơi ở vị trí lùi sâu nhất trong hàng thủ (dưới vị trí của 2 trung vệ và trước thủ môn).
– Nhiệm vụ: Nhiệm vụ quan trọng nhất của hậu vệ quét là bọc lót, sửa sai cho các hậu vệ chơi ở phía trên. Hậu vệ quét được xem là chốt chặn cuối cùng, lớp phòng ngự thứ 2 của đội bóng.
Các hậu vệ quét chơi thông minh, đọc tình huống tốt giúp tăng khả năng phòng ngự của đội lên rất cao. Bạn thể hình dung dễ nhất với vị trí hậu vệ quét trong đội hình của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo như Đình Trọng hay Quế Ngọc Hải…
– Yêu cầu: Vị trí hậu vệ quét rất phù hợp với các đội bóng chơi theo lối chơi phòng ngự phản công. Mặc dù vị trí này không còn được phổ biến trong bóng đá hiện đại nhưng vẫn được nhiều đội áp dụng khi gặp phải đối thủ mạnh hơn.
Cầu thủ chơi ở vị trí hậu vệ quét không cần phải có thể hình cao to nhưng có tốc độ, nhanh nhẹ và chính xác thì sẽ rất tốt.
3. Hậu vệ cánh
Hậu vệ cánh hay hậu vệ biên (ký hiệu FB/RB/LB – tiếng Anh: Full Back/Right Back/Left Back).
– Vị trí: Hậu vệ cánh sẽ chơi ở vị trí dọc 2 biên của sân bóng. Vị trí hậu vệ cánh sẽ ưu tiên di chuyển trong phần sân cỏ mình để hỗ trợ phòng ngự. Tuy nhiên khi có cơ hội hậu vệ cánh cũng có thể dâng lên phần sân của đối phương để tấn công.
– Nhiệm vụ: Nhiệm vụ quan trọng nhất của hậu vệ cánh đó là đánh chặn, ngăn chặn các cầu thủ chơi ở cánh của đối phương không xuống biên được. Ưu tiên quan trọng nhất của vị trí hậu vệ cánh là ngăn chặn tấn công, phản công từ 2 bên cánh.
Các hậu vệ cánh cần phải ngăn chặn đối phương xuống biên và tung ra những cú tạt bóng, căng ngang vào vòng cấm địa. Phá bóng ra đường biên ngang khi có cơ hội để ngăn chặn khả năng tấn công của đối phương.
Mặc dù nhiệm vụ chính là phòng thủ nhưng hậu vệ cánh cũng có thể dâng lên tấn công khi đội nhà ép sân. Mặc dù lên tấn công thì họ vẫn luôn phải để ý các cầu thủ chạy cánh đối phương để ngăn chặn phản công.
– Yêu cầu: Vị trí hậu vệ cánh cần liên tục di chuyển lên xuống dọc 2 bên hành lang biên. Chính vì vậy tốc độ và thể lực là những yêu cầu phải có đối với các cầu thủ chơi bóng ở vị trí này.
Vị trí hậu vệ cánh thuần sẽ ít tham gia tấn công nên yêu cầu cao kỹ năng phòng ngự hơn là khả năng tấn công. Trong đó kỹ năng xoạc bóng chính xác luôn là vũ khí sắc bén của hậu vệ cánh có thể làm nản lòng mọi đối thủ.
4. Hậu vệ cánh tấn công
Hậu vệ cánh tấn công (ký hiệu LWB, RWB – tiếng Anh: Attacking full-back/Wing Back)
– Vị trí: Hậu vệ cánh tấn công sẽ cũng có vị trí chơi bóng dọc 2 biên của sâng bóng. Tuy nhiên phạm vi hoạt động của họ sẽ rộng hơn (có thể xuống sát biên ngang đối thủ hoặc bó vào trung lộ).
– Nhiệm vụ: Khác với vị hậu vệ cánh thì hậu vệ cánh tấn công ngoài nhiệm vụ phòng thủ thì cần làm thêm nhiệm vụ tấn công nữa. Cách thức tấn công của hậu vệ cánh tấn công cũng rất đa dạng khi có thể kết hợp tạt bóng, căng ngang thậm chí bó vào trung lộ để phối hợp thậm chí dứt điểm khi có cơ hội.
– Yêu cầu: Hậu vệ cánh tấn công yêu cầu cầu thủ cần có bộ kỹ năng tấn công như tạt bóng, căng ngang, dốc bóng tốc độ, dứt điểm tốt… Ngoài ra khả năng xoạc bóng, đeo bám đối thủ cũng rất quan trọng trong hỗ trợ phòng ngự.
Trong bóng đá chuyên nghiệp hiện đại thì vị trí hậu vệ tấn công đóng vai trò rất quan trọng. Vị trí hậu vệ tấn công giỏi sẽ giúp đa dạng khả năng tấn công của đội bóng mà vẫn có thể hỗ trợ các trung vệ phòng ngự khi cần thiết.
Xem thêm: Chọn Giày Đá Bóng Hậu Vệ | Top 5 giày cho hậu vệ 2022
Vị trí tiền vệ
Tiền vệ (ký hiệu viết tắt MF – tiếng Anh: Midfielder) là tên gọi chung cho các vị trí thi đấu ở hàng tiền vệ. Hàng tiền vệ sẽ có 4 vị trí tiền vệ chính với đặc điểm, vai trò chơi bóng khác nhau đó là: Tiền vệ chạy cánh, Tiền vệ phòng ngự, Tiền vệ tấn công, Tiền vệ trung tâm.
– Vị trí: Tiền vệ chơi ở vị trí ở giữa sân, ở giữa hàng hậu vệ và hàng tiền đạo của đội.
– Nhiệm vụ: Tiền vệ là vị trí có nhiều vai trò quan trọng như: Duy trì kiểm soát, sở hữu bóng, phân phối bóng cho hàng tiền đạo, thu hồi bóng từ tiền vệ, tiền đạo đối phương, phát động tấn công tầm xa, hỗ trợ tiền đạo trong tấn công cánh hoặc trung lộ.
Tuy nhiên sự thật là có tới 4 vị trí tiền vệ cơ bản với chức năng nhiệm vụ rất khác nhau. Chính vì vậy phần nhiệm vụ của tiền vệ SportX sẽ mô tả rõ hơn bên dưới nhé.
1. Tiền vệ chạy cánh
Tiền vệ chạy cánh (ký hiệu LM và RM – tiếng Anh: Left/right midfielder)
– Vị trí: Tiền vệ chạy cánh sẽ chơi bóng dọc 2 bên hành lang biên (hành lang cánh). Tùy vào chỉ đạo chiến thuật mà tiền vệ chạy cánh cũng có thể di chuyển bó vào trung lộ (trước vòng cấm địa) của đối phương để tấn công.
– Nhiệm vụ: Nhiệm vụ quan trọng nhất của tiền vệ đó là tấn công cánh, dốc bóng xuống gần hết đường biên ngang và tạt bóng, căng ngang. Nhiều tiền vệ cánh vẫn có lối chơi dắt bóng bó vào trung lộ để dứt điểm cứa lòng để ghi bàn.
Với các đội hình có sử dụng tiền vệ cánh thì vị trí này thường sẽ tập trung vào khả năng tấn công. Vị trí phòng ngự sẽ do các hậu vệ cánh cùng cánh đảm nhiệm.
– Yêu cầu: Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của tiền vệ thì là vị trí có yêu cầu kỹ thuật tốt, khả năng dốc bóng tốc độ, khả năng tạt bóng, khả năng dứt điểm cứa lòng cùng với một nền tảng thể lực tốt (do phải di chuyển nhiều).
2. Tiền vệ phòng ngự
Tiền vệ phòng ngự (ký hiệu CDM / DM – tiếng Anh: Central Defensive Midfielder / Defensive Midfielder)
– Vị trí: Tiền vệ phòng ngự sẽ chơi bóng ở vị trí trước 2 trung vệ, dưới cùng của hàng tiền vệ. Nhiều tiền vệ phòng ngự có thể mở rộng phạm vi hoạt động để phủ hết khu vực giữa sân.
– Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của tiền vệ phòng ngự CDM tùy vào lối chơi của từng cầu thủ. Trong đó có những nhiệm vụ quan trọng phải làm được đó là tranh chấp, thu hồi bóng. Tiền vệ phòng ngự hỗ trợ các trung vệ có thể đánh chặn từ xa trước khi đối phương có thể tiếp cận khu vực vòng cấm địa.
Ngoài ra khả năng hỗ trợ tấn công từ xa qua các đường chuyền vượt tuyến, chọc khe cũng là kỹ năng tuyệt vời của vị trí này. Tuy nhiên thực tế thì vị trí tiền vệ phòng ngự sẽ ưu tiên khả năng phòng ngự hơn.
– Yêu cầu: Vị trí tiền vệ phòng ngự sẽ cần một cầu thủ tranh chấp và thu hồi bóng tốt. Chính vì vậy cầu thủ chơi bóng ở vị trí này cần có (1) thể hình thể lực tốt hoặc có (2) tốc độ nhanh, thể lực dồi dào.
Khả năng kiểm soát bóng, hỗ trợ phòng ngự, hỗ trợ tất công cũng là một ưu điểm để trở nên đa năng hơn.
3. Tiền vệ tấn công
Tiền vệ tấn công (ký hiệu AM – tiếng Anh: Attacking midfielder)
– Vị trí: Tiền vệ tấn công sẽ chơi bóng ở giữa hàng tiền đạo và các tiền vệ trung tâm CM (Center midfielder). Vị trí này cũng thường được gọi với tên gọi khác là tiền đạo chơi lùi.
– Nhiệm vụ: Giống như tên gọi thì tiền vệ tấn công có nhiệm vụ quan trọng nhất là có nhiệm vụ ghi bàn hoặc hỗ trợ phối hợp với tiền đạo để ghi bàn. Vị trí này đóng vai trò là cầu nối để phân phối bóng theo hướng trung lộ từ sân nhà chuyển thẳng đến hàng tiền đạo.
– Yêu cầu: Chơi bóng ở vị trí tiền vệ tấn công yêu cầu cao về kỹ thuật xử lý, kiểm soát bóng cũng như khả năng dứt điểm. Khả năng xử lý bóng, phối hợp nhanh trong phạm vi hẹp là rất tốt cho cầu thủ chơi ở vị trí này.
4. Tiền vệ trung tâm
Tiền vệ trung tâm (ký hiệu CM – tiếng Anh: Central Midfielder)
– Vị trí: Vị trí tiền vệ trung tâm sẽ chơi bóng ở giữa sân, ngay khu vực vòng tròn giữa sân. Tiền vệ trung tâm thướng có xu hướng di chuyển rộng để vừa hỗ trợ tấn công vừa hỗ trợ phòng ngự từ xa.
– Nhiệm vụ: Do chơi ở vị trí trung tâm nên tiền vệ trung tâm có vai trò khá đa năng. Tiền vệ trung tâm vừa đóng vai trò tranh chấp thu hồi bóng, kiến tạo, làm bóng cho hàng tiền đạo, hỗ trợ phòng ngự.
Tiền vệ trung tâm chính là cầu nối ngay khu vực giữa sân đóng vai trò luân chuyển bóng rất quan trọng. Một tiền vệ trung tâm CM chơi tốt sẽ giúp đội bóng tấn công tốt cũng như phòng ngự hiệu quả hơn.
Ngoài ra nếu có cơ hội và khoảng trống thì tiền vệ trung tâm vẫn có thể tung ra những cú sút xa. Các tiền vệ trung tâm thường tập luyện khả năng sút xa và có thể ghi bàn rất nhiều với những cú sút đẹp mắt.
– Yêu cầu: Chơi bóng ở vị trí tiền vệ trung tâm đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng. Thường những cầu thủ chơi bóng ở vị trí trung tâm đều có khả năng chơi bóng rất đa năng.
Trong đó những kỹ năng như kiểm soát bóng, tranh chấp thu hồi bóng, sút xa, chuyền dài… là những kỹ năng rất quan trọng cho vị trí này.
Xem thêm: Chọn Giày Đá Bóng Tiền Vệ | Top 5 giày cho tiền vệ 2022
Vị trí tiền đạo
Tiền đạo (ký hiệu viết tắt FW – tiếng Anh: Forward) là tên gọi chung cho những vị trí thi đấu ở hàng tiền đạo. Hàng tiền đạo sẽ có 4 vị trí tiền đạo chính với đặc điểm, vai trò chơi bóng khác nhau đó là: Tiền đạo cắm (ST), Tiền đạo trung tâm (CF), Hộ công (SS), Tiền đạo cánh (SW).
– Vị trí: Hàng tiền đạo sẽ chơi ở vị trí cao và gần khung thành của đối phương nhất.
– Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của hàng tiền đạo chỉ có một đó chính là ghi bàn. Tuy nhiên ở hàng tiền đạo thì có nhiều vị trí tiền đạo với yêu cầu và nhiệm vụ chơi bóng khác nhau.
Chính vì vậy nhiệm vụ riêng của từng vị trí tiền đạo sẽ được SportX phân tích bên dưới nhé.
1. Tiền đạo cắm (mũi nhọn)
Tiền đạo cắm (ký hiệu ST – tiếng Anh: Striker) hay còn được gọi là trung phong, tiền đạo mũi nhọn. Trong một số đội hình khi tiền đạo cắm chơi lệch trái thì có thể gọi là LS (Left Striker) và RS (Right Striker).
– Vị trí: Tiền đạo cắm sẽ được chơi ở vị trí cao nhất trong đội hình. Vị trí của tiền đạo cắm sẽ chủ yếu ở trong khu vực vòng cấm địa và có thể sẽ lùi về giữa sân trong trường hợp quá “đói bóng”.
– Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của tiền đạo cắm sẽ là ghi bàn, làm tường, phối hợp với đồng đội để tạo ra cơ hội ghi bàn.
– Yêu cầu: Để chơi bóng tốt ở vị trí tiền đạo cắm thì bạn sẽ cần một số kỹ năng như chạy chỗ, tận dụng khoảng trống thông minh, phá bẫy việt vị, phối hợp nhanh trong phạm vi hẹp, dứt điểm đa dạng, sử dụng khả năng chơi đầu tốt…
2. Tiền đạo trung tâm
Tiền đạo trung tâm (ký hiệu CF / SS – tiếng Anh: Central forward / Second Striker) cũng có thể được gọi là hộ công. Vị trí CF có 2 biến thể là LF – Left Forward (tiền đạo trung tâm lệch trái) và RF – Right Forward (tiền đạo trung tâm lệch phải)
– Vị trí: Tiền đạo trung tâm là tiền đạo chơi ở vị trí trung tâm của hàng tiền đạo, thường thấp hơn so với tiền đạo cánh và cao hơn so với các tiền vệ tấn công.
– Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của tiền đạo trung tâm cũng là ghi bàn, phối hợp tốc độ cao với đồng đội, chọc khe để kiến tạo cho tiền đạo cắm hoặc tự tìm cơ hội, rê dắt bóng trong vòng cấm địa để tạo đột biến và khiến đội bạn dễ phạm lỗi…
– Yêu cầu: Để chơi bóng tốt ở vị trí tiền đạo trung tâm thì cầu thủ cần có kỹ thuật cá nhân tạo, phản ứng nhanh nhạy, thể lực bền bỉ, khả năng rê dắt bóng tốt, khả năng phối hợp tốc độ cao…
3. Tiền đạo cánh
Tiền đạo cánh (ký hiệu LW và RW – tiếng Anh: Left/right winger)
– Vị trí: Tiền đạo cánh là vị trí tiền đạo chơi ở hành lang 2 cánh trên phần sân cỏ đối thủ. Có nhiều tiền đạo cũng có lối chơi rê bóng vào khu vực trung lộ để dứt điểm tìm cơ hội.
– Nhiệm vụ: Là một vị tri tiền đạo thì nhiệm vụ của tiền đạo cánh tập trung ưu tiên là tấn công và ghi bàn. Tuy nhiên so với các vị trí tiền đạo khác thì tiền đạo cánh sẽ có thêm nhiệm vụ đột phá hành lang cánh để kiến tạo bằng những quả tạt vào phía trong cho các tiền đạo nữa.
– Yêu cầu: Vị trí tiền đạo cánh có yêu cầu cao về kỹ năng cũng như áp lực ghi bàn lớn. Để chơi bóng tốt ở vị trí tiền đạo cánh thì cầu thủ sẽ cần có kỹ thuật cá nhân tốt, tốc độ dốc bóng rê bóng nhanh (để có thể đánh bại hậu vệ đối phương), khả năng tạt bóng, dứt điểm góc hẹp, rê dắt bóng tốt.
Ngoài ra các tiền đạo cánh có khả năng sử dụng cả 2 chân thì sẽ có rất nhiều lợi thế. Hậu vệ đối phương sẽ rất khó để bắt bài và ngăn chặn các cầu thủ sử dụng tốt hơn chân.
Xem thêm: Chọn Giày Đá Bóng Tiền Đạo | Top 5 giày cho tiền đạo 2022
Tra cứu tên tiếng Anh và ký hiệu viết tắt
Chi tiết hơn 30 vị trị thường gặp trong bóng đá chuyên nghiệp.
Ký hiệu các vị trí trong bóng đá | Tên các vị trí trong bóng đá | Tên các vị trí trong bóng đá bằng Tiếng Anh | Ghi chú |
GK | Thủ môn | Goalkeeper | |
LF | Tiền đạo cánh trái | Left forward | trong sơ đồ 2 hoặc 3 tiền đạo |
RF | Tiền đạo cánh phải | Right forward | trong sơ đồ 2 hoặc 3 tiền đạo |
CF | Tiền đạo trung tâm | Centre Forward | trong sơ đồ 4-3-3 |
SW | Trung vệ thòng | Sweeper / Libero | đá thấp nhất trong 3 trung vệ, ví dụ trong sơ đồ 3-5-2 |
ST | Tiền đạo cắm/Trung phong | Striker | trong sơ đồ chơi 1 tiền đạo duy nhất, ví dụ 4-3-2-1 |
CB | Trung vệ | Centre Back / Centre Defender | |
LB | Hậu vệ trái | Left Back / Left Defender | |
RB | Hậu vệ phải | Right Back / Right Defender | |
RS | Hậu vệ phải | right sideback | |
LS | Hậu vệ trái | Left sideback | |
LM | Tiền vệ trái | Left / right) Midfielder | |
RM | Tiền vệ phải | Left / right) Midfielder | |
CM | Tiền vệ trung tâm | Centre Midfielder | |
LWB | Hậu vệ chạy cánh trái | Left / right) Wide (Back / Defender | trong sơ đồ 5 hậu vệ như 5-3-2 |
RWB | Hậu vệ chạy cánh phải | Left / right) Wide (Back / Defender | trong sơ đồ 5 hậu vệ như 5-3-2 |
LWM = LW | Tiền vệ chạy cánh trái | Left / right) Wide Midfielder – Left / right) Winger | có trong sơ đồ 4-5-1 |
RWM = RW | Tiền vệ chạy cánh phải | Left / right) Wide Midfielder – Left / right) Winger | có trong sơ đồ 4-5-1 |
AM | Tiền vệ tấn công | Attacking Midfielder | |
DM | Tiền vệ trụ / Tiền vệ phòng ngự | Defensive Midfielder | trong sơ đồ 4-1-4-1 |
RDM | Tiền vệ phòng ngự phải | Right defensive midfielder | |
LDM | Tiền vệ phòng ngự trái | Left defensive midfielder | |
RCDM | Tiền vệ phòng ngự trung tâm những chếch về cánh phải | Right central defensive midfielder | |
LCDM | Tiền vệ phòng ngự trung tâm những chếch về cánh trái | Left central defensive midfielder | |
CDM | Tiền vệ trụ / Tiền vệ phòng ngự | Centre Defensive Midfielder | trong sơ đồ 4-2-3-1 |
CAM | Tiền vệ tấn công trung tâm | Central attacking midfielder | |
RAM | Tiền vệ tấn công cánh phải | Right attacking midfielder | |
RCAM | Tiền vệ tấn công trung tâm nhưng chếch về cánh phải | Right central attacking midfielder | |
LAM | Tiền vệ tấn công cánh trái | Left attacking midfielder | |
LCAM | Tiền vệ tấn công trung tâm nhưng chếch về cánh trái | Left central attacking midfielder |
Lời kết: Trên đây #SportX đã tổng hợp và giới thiệu chi tiết các vị trí trong bóng đá chuyên nghiệp 11 người. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin mà các bạn đang tìm kiếm. Nếu còn bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào khác, vui lòng để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp nhé.
Xem thêm: Cách chọn giày đá bóng theo vị trí như cầu thủ chuyên nghiệp
——————————————————————————————————-
GIÀY ĐÁ BÓNG SPORTX
Địa chỉ: Số 16, ngõ 184 Hoa Bằng, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline/Zalo: 0972.616.723
Email: giaydabongsportx@gmail.com
Website: https://sportx.vn/
Tổng hợp bởi: SportX.vn – Ảnh: Internet